HẬU COVID ĐỐI PHÓ VỚI TRIỆU CHỨNG MẤT NGỦ

HẬU COVID ĐỐI PHÓ VỚI TRIỆU CHỨNG MẤT NGỦ

13/03/2022 Cty CPTM Q&V 0 Bình luận

Theo các nhà khoa học, đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều người mất ngủ và tình trạng này được gọi là mất ngủ do COVID-19

1. Vì sao sao khi mắc COVID-19 người bệnh lại khó đi vào giấc ngủ?

Theo khảo sát của Học viện y học giấc ngủ Mỹ (AASM) thực hiện, trong số những người bị mất ngủ có 57 % cho biết họ khó đi vào giấc ngủ, 46% ngủ ít hơn bình thường, 45% có giấc ngủ không sâu, 36% có những giấc mơ giấc mơ gây lo sợ

Hiện tượng mất ngủ sau khi mắc COVID-19 thường gặp những người ở lứa tuổi từ 35-44 tuổi, những người > 55 tuổi có nguy cơ khó ngủ hoặc không ngủ được.

2. Các yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân COVID-19?

Yếu tố sinh lý

Tổn thương tế bào thần kinh trực tiếp và gián tiếp do SARS-CoV-2 xâm nhập vào não, qua các dây thần kinh khứu giác, lan truyền ngược dòng qua synap từ phổi đến trung tâm tim phổi tủy, sau đó nhanh chóng lây lan đến các vùng não cụ thể là vùng đồi thị và thân não, những vùng này đóng vai trò thiết yếu trong việc kiểm soát giấc ngủ và điều hòa hô hấp do đó làm tăng nguy cơ rối loạn giắc ngủ bao gồm chu kỳ ngủ - thức đảo ngược

Ngoài ra những khó chịu về thể chất bao gồm ho, sốt, đau và khó thở cũng làm ảnh hưởng tới giấc ngủ

Yếu tố tâm lý

Chuyên gia tâm lý học Jennifer Martin, Chủ tịch hội đồng quản trị AASM cho biết “mất ngủ do COVID-19 có thể tác động bởi nhiều yếu tố gây căng thẳng bao gồm: lo lắng về sức khỏe, lo lắng cho người thân, lo lắng về tài chính…” Khi cơ thể lo lắng quá mức thì chỉ số chất lượng giấc ngủ cũng giảm theo

Các nghiên cứu đã chứng minh, một tỷ lệ cao các rối loạn sức khỏe tâm thần ở bệnh nhân nhập viện và xuất viện với COVID-19 lo sợ sự lây nhiễm virus gây tử vong, lo lắng về khuyết tật thể chất, cô đơn và cách ly xã hội

Yếu tố môi trường: tiếng ồn, các hoạt động chăm sóc bệnh nhân tại khu điều trị cách ly tập trung, quy trình chẩn đoán và điều trị… cũng góp phần gây ra rối loạn giấc ngủ

3. Mất ngủ do COVID -19 có nguy hiểm không?

Hiện tượng mất ngủ có thể xảy ra cùng lúc mắc COVID-19, hoặc sau nhiễm 1 vài tuần. Mức độ mất ngủ còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương hệ thần kinh do virus gây ra. Mất ngủ kéo không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và sự chú ý mà còn ảnh hưởng đến công việc và hoạt động miễn dịch của cơ thể. Nếu trước khi mắc COVID-9, người bênh có một trong hai loại rối loạn giấc ngủ là rối loạn mất ngủ (mất ngủ, thức sớm, khó ngủ) hoặc rối loạn thức ngủ (buồn ngủ vào ban ngày quá mức) thì bệnh có khả năng trở nên trầm trọng hơn sau khi mắc COVID-19

4. Những phương pháp để tạo ra giấc ngủ tự nhiên

Tiến sĩ Barone nói “Mất ngủ cũng do một phần gián đoạn đồng hồ sinh học bên trong họ, thói quen ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng và sử dụng ánh sáng xanh vào ban đêm khi họ làm việc tại nhà”

Để khắc phục tình trạng mất ngủ, ngủ khó vào giấc. Mọi người ở mọi lứa tuổi cần dành thời gian để thư giãn. Trong thời gian thư giãn, hãy làm những điều mà bản thân cảm thấy thích thú và làm được một cách dễ dàng.

Các nhà khoa học khuyên mọi người cố gắng duy trì thói quen bình thường như mọi ngày. Dù có làm việc ở nhà cũng nên thức dậy như mọi ngày, ăn mặc như thể đi làm, ăn sáng và bắt đầu làm việc giống như họ đã làm trước khi đại dịch

Nên giành thời gian cho việc tập thể dục và ăn tối vào đúng thời điểm mà họ đã từng làm

Trước khi đi ngủ nên tránh xem các chương trình, tin tức gây lo lắng. Ánh sáng xanh màn hình điện thoại sẽ kích thích đồng hồ sinh học, làm chậm giấc ngủ

  5. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ chứng mất ngủ hậu COVID-19

Hạt hạnh nhân

Trong hạt hạnh nhân chứa một lượng Melatonin. Melatonin giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học bên trong cơ thể, giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, hạt hạnh nhân còn chứa lượng Magie tuyệt vời giúp giảm nồng độ hormon căng thẳng Cortisol xuông, cải thiện chất lượng giấc ngủ

Trà hoa cúc

Uống trà hoa cúc hàng ngày làm tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm lo lắng và trầm cảm. Bên cạnh đó, trà hoa cúc chứa hàm lượng Apigenin thúc đẩy cảm giác buồn ngủ và giảm chứng mất ngủ. Uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ chắc chắn là điều đáng thư nếu chúng ta muốn cải thiện giấc ngủ của mình

Lá bạch quả: chiết xuất Ginkgo biloba trong lá bạch quả có tác dụng giảm lo lắng căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và giảm tổng số lần thức giấc vào ban đêm

Đối với những trường hợp phàn nàn quá nhiều về chứng mất ngủ, bác sỹ kê đơn thuốc Zolpidem hoặc một trong các thuốc Benzodiazepam là cách nhanh nhất. Nhưng những chuyên gia về thuốc ngủ cho biết việc sử dụng cũng chỉ giới hạn không quá vài tuần

Kêt luận: Giấc ngủ đóng một vai trò thiết yếu trong việc điều chỉnh các quá trình tâm lý và thể chất. Để hạn chế mất ngủ hậu COVID-19 mọi người nên có gắng duy trì thói quen bình thường của mình, ngay cả khi làm việc từ xa.

0966894389
popup

Số lượng:

Tổng tiền: