Đôi mắt vốn được xem là cửa sổ tâm hồn. Do đó, tìm hiểu và phát hiện những biểu hiện bất thường của mắt sẽ giúp bạn biết cách kiểm soát sức khoẻ của mình và gia tăng chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây đưa ra một số triệu chứng của mắt do các bệnh lý khác nhau gây ra.
1. Giảm tầm nhìn đột ngột
Mất thị lực đột ngột có thể là dấu hiệu lưu lượng máu bị cản trở đưa đến não và mắt. Bạn có thể nên tìm gặp bác sĩ ngay lập tức để ngăn ngừa hậu quả nghiệm trọng và thậm chí có thể cứu sống bạn. Ngay cả khi tầm nhìn của bạn trở nên tốt trở lại một cách nhanh chóng, nó vẫn có thể là một cảnh báo về đột quỵ hoặc khởi đầu của chứng đau nửa đầu.
2. Mắt lồi
Bệnh Graves (hay còn gọi là bệnh Basedow) khiến tuyến giáp của bạn tiết ra quá nhiều hormone. Bệnh do thâm nhiễm tế bào lympho đi kèm với phù nề của các mô ở hốc mắt và sau nhãn cầu gây ra lồi mắt hay còn gọi là bệnh mắt basedow. Ngoài ra, mắt còn có biểu hiện nhìn đôi và mất thị lực. Bệnh này cũng có thể gây tiêu chảy, giảm cân và run tay. Thuốc hoặc phẫu thuật có thể giúp kiểm soát lượng hormone tuyến giáp tạo ra, nhưng bệnh sẽ không khỏi được – và thật đáng buồn là có thể không giúp ích cho mắt của bạn.
3. Nhìn mờ, có đốm đen
Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, gây ra do quá nhiều đường trong máu. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt, bạn có thể bị bệnh võng mạc đái tháo đường (khi các mạch máu nhỏ trong mắt tăng tính thấm thành mạch thoát huyết tương). Mắt có thể bị mờ mắt và khó nhìn vào ban đêm. Các bác sĩ sử dụng tia laser để giúp bịt kín các chỗ rò rỉ và loại bỏ các mạch máu tăng sinh không mong muốn. Điều này có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn bên, nhưng nó có thể cứu vãn tầm nhìn trung tâm. Bệnh nhân thường mô tả là nhìn thấy có đốm đen như con ruồi bay trước mắt.
4. Vòng quanh giác mạc
Tình trạng này, được gọi là đục rìa giác mạc, là một lớp mỡ trắng xám phát triển ở rìa ngoài của giác mạc (một bề mặt cong, rõ ràng tập trung ở phía trước mắt). Đôi khi, lớp mỡ tạo thành một vòng hoàn chỉnh quanh lòng đen. Nếu cao tuổi, không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu bạn dưới 40 tuổi, đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm của lượng cholesterol cao.
5. Sụp mi mắt
Đây có thể là một triệu chứng của bệnh nhược cơ. Bệnh khiến hệ thống miễn dịch tấn công và làm suy yếu cơ bắp của bạn. Nó ảnh hưởng đến cơ mắt, mặt và cổ họng nhiều hơn những chỗ khác và có thể gây khó khăn khi nhai, nuốt hoặc thậm chí nói. Bác sĩ có thể dùng thuốc, lọc máu để giúp giảm bớt các triệu chứng, nhưng điều đó không hiệu quả lâu dài. Trong một số trường hợp, phẫu thuật là cần thiết để loại bỏ tuyến ức.
6. Củng mạc mắt vàng
Khi da và mắt của bạn chuyển màu vàng, đó gọi là vàng da, vàng mắt. Điều này thường có nghĩa là bạn có vấn đề về gan và được gây ra bởi nồng độ bilirubin cao, chất mà gan tạo ra nhiều hơn khi bị viêm hoặc bị tổn thương. Chế độ ăn uống không lành mạnh, ung thư, nhiễm trùng và lạm dụng rượu mãn tính đều có thể làm hỏng gan. Điều trị bao gồm từ thay đổi lối sống, dùng thuốc hoặc ghép gan. Những đốm nhỏ màu vàng (không phải toàn bộ màu vàng) là do tác hại của ánh nắng mặt trời và thường không ảnh hưởng đến thị lực.
7. Co giật mắt
Đây là những điều cực kỳ phổ biến và gần như vô hại – chúng thường tự biến mất. Chúng có thể liên quan đến rượu, mệt mỏi, caffeine, không ngủ đủ giấc, căng thẳng hoặc hút thuốc. Trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp, chúng có thể là dấu hiệu của một vấn đề liên quan tới hệ thống thần kinh như bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis – MS). Nếu co giật có liên quan đến MS hoặc một vấn đề khác với hệ thống thần kinh, sẽ có kèm thêm các triệu chứng khác như khó khăn khi đi lại, nói chuyện và tắm.
8. Quáng gà
Nếu khó nhìn thấy vào ban đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu, đôi mắt có thể cần đeo kính do bị đục thủy tinh thể – một phần tự nhiên của lão hóa. Tuy nhiên , nhưng người này cũng có thể đang bị quáng gà. Họ không được cung cấp đủ vitamin A. Điều này khá phổ biến ở các vùng quê nghèo. Bệnh được điều trị bằng các chất bổ sung hoặc chế độ ăn với thực phẩm giàu vitamin A, như khoai lang, gan bò, rau chân vịt, cà rốt và bí ngô. Một nguyên nhân hiếm gặp nữa là viêm võng mạc sắc tố.
Theo WebMD