Nguyên nhân do đâu các mẹ bầu dễ bị bệnh phụ khoa
Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh phụ khoa khi mang thai thì các mẹ bầu cũng phải biết được do đâu mà căn bệnh này tìm tới mình.
Các bệnh phụ khoa điển hình mà các mẹ bầu hay gặp nhất đó chính là: viêm âm đạo, viêm âm hộ, nấm âm đạo và viêm lộ tuyến cổ tử cung. Các bệnh này thực chất là tình trạng viêm nhiễm vùng kín do các tác nhân: nấm Candida, tạp khuẩn, trùng roi Trichomonas...Vậy nguyên nhân do đâu mà các tác nhân này xâm nhập và gây bệnh phụ khoa cho các mẹ khi mang thai.
Tôi có thể lý giải cho các chị em như sau: Bình thường 1 vài tác nhân (như nấm và vi khuẩn) luôn luôn tồn tại trong vùng kín của chúng ta. Nhưng số lượng của chúng ít và không gây bệnh. Chúng chung sống hòa bình với các lợi khuẩn trong môi trường âm đạo pH khoảng 3.5 – 4.5, tạo nên cân bằng vi sinh giúp âm đạo luôn khỏe mạnh. Chỉ tới khi cơ thể có những thay đổi môi trường này như: sức đề kháng cơ thể suy giảm, nội tiết cơ thể tăng giảm thất thường hay các tác động từ môi trường bên ngoài như việc quan hệ, vệ sinh không đúng cách, sẽ tạo điều kiện cho nấm và hại khuẩn sẽ có điều kiện sinh sôi quá mức, gây viêm nhiễm. Đây cũng là cơ hội cho các tác nhân khác như: Trùng roi Trichomonas… có cơ hội phát triển gây nên các bệnh phụ khoa.
Điều đang nói ở đây là, với phụ nữ khi mang bầu dường như là giai đoạn nhạy cảm nhất với các nguyên nhân trên. Khi mang thai, nội tiết tố nữ (hay còn gọi là hormon – hóc môn, gồm HCG, estrogen, progesteron) tăng cao dẫn tới những thay đổi lớn trên người mẹ. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của mỗi mẹ bầu. Hóc môn tăng cao sẽ giúp tăng kích thước và độ dày niêm mạc tử cung. Điều này giúp cho thai nhi bám chắc vào thành tử cung và phát triển khỏe mạnh. Nhưng thật không may, đôi khi việc tăng hóc môn này dẫn tới tình trạng các tuyến ở vùng kín tiết dịch nhiều hơn khiến pH âm đạo thay đổi. Đồng thời, một môi trường vốn đã bí kín và lại thêm ẩm nữa chính là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có hại và nấm Candida sinh sôi, phát triển dẫn tới viêm.
Không chỉ có thế, việc suy giảm sức đề kháng của phụ nữ khi mang thai cũng là một nguyên nhân đáng nói tới. Thật vậy, khi mang thai, lượng hóc môn tăng cao sẽ ức chế bạch cầu trung tính và làm giảm các globulin miễn dịch ở âm đạo - đây chính là những “chiến binh” bảo vệ vùng kín của bạn khỏi các hại khuẩn và nấm Candida, gây nên viêm nhiễm.
Cộng thêm việc vệ sinh nếu không đúng cách, cùng với tâm trạng lo âu, stress khi mang thai, những khó chịu sáng tối mất ăn mất ngủ… Thử hỏi làm sao mà cứ 9 mẹ bầu lại không có đến 6,7 người mắc các bệnh phụ khoa!
Biến chứng gặp phải nếu các mẹ không chữa viêm âm đạo khi mang thai
Khi bị mắc các bệnh phụ khoa khi mang thai, mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng gây bất tiện trong sinh hoạt như:
- Khí hư tiết ra bất thường: có thể tiết ra nhiều, có thể tiết ít và đặc, cũng có thể loãng có bọt, màu vàng hoặc xám, có mùi hôi tanh hoặc nhiều trường hợp không có mùi
- Vùng kín bị ngứa, tần suất ít hoặc cũng có trường hợp râm ran ngứa đến đau rát sưng tấy
- Tiểu buốt, tiểu rắt
- Lúc nặng thì đau vùng bụng dưới, có thể có hiện tượng xuất huyết khi quan hệ. Mẹ bầu, nhất là những người đang ở giai đoạn cuối thai kỳ không được chủ quan bất kì dấu hiệu nào dù rất nhẹ để không dẫn tới tình trạng nặng.
Đây chỉ là những triệu chứng mẹ gặp phải khi mắc các bệnh viêm phụ khoa nhẹ như: viêm âm đạo, viêm âm hộ, nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Ngoài ra, viêm nhiễm có thể lây lan cho bé trong quá trình sinh đẻ:
- Trẻ có thể bị viêm da, viêm niêm mạc miệng, viêm phổi, tưa lưỡi nếu dính nấm.
- Trẻ có thể bị viêm kết mạc mắt, ảnh hưởng đến thị giác cả đời của trẻ khi lây vi khuẩn hay ký sinh trùng.
- Trẻ có khả năng bị sinh non thiếu tháng, bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém.
Còn với mẹ nếu không chữa viêm âm đạo khi mang bầu sớm sẽ dễ lan các vùng xung quanh gây: viêm tử cung, viêm tiểu khung, viêm nội mạc, viêm tiết niệu hoặc nguy cơ dẫn tới xảy thai, băng huyết khi sinh, sinh non…
Đọc tới đây hẳn chị em đã thấy được tầm quan trọng của việc chữa bệnh phụ khoa khi mang thai như thế nào rồi!
Chữa bệnh phụ khoa khi mang thai hiệu quả
Điều mà các mẹ bầu lo lắng đó là dùng thuốc sẽ nguy hiểm tới thai nhi, các bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ khá vất vả và đong đếm lợi hại để chỉ định thuốc chữa viêm âm đạo cho bạn. Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sản phụ khoa do Bộ Y tế ban hành, phụ nữ có thai thường được tư vấn dùng thuốc đặt hay kem bôi âm đạo. Các mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc, dùng thuốc mà phải tới cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể và chữa trị kịp thời.
- Trường hợp viêm vùng kín do vi khuẩn,do trùng roi: viên đặt Clogin elle mỗi tối trước đi ngủ 1 viên, trong 10 ngày; trường hợp tái phát dùng 2 đợt
- Trường hợp viêm vùng kín do nấm: đặt Nystatin 100mg 1 viên / 1 tối trong 3 ngày hoặc thụt âm đạo Natri bicacbonat 1-3%
- Trường hợp khác như do lậu cầu khuẩn hay xoắn khuẩn giang mai thường được chỉ định đặt kháng sinh như Cephalosporin hay Benzathin penicillin
- Trường hợp suy giảm nội tiết tố Estrogen : có thể dùng tại chỗ Colpotrophine trong 10-20 ngày
Còn nếu các mẹ bầu muốn nói không với dùng thuốc thì tôi có một vài gợi ý cho bạn là có khá nhiều nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm an toàn như: lá trầu không, giấm táo, tỏi, mật ong,… Hoặc chị em có thể tham khảo sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên đã được tiêu chuẩn Châu Âu về An toàn cho mẹ bầu, Clogin elle có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn liên cầu nhóm B giao đoạn chu sinh: Dung dịch vệ sinh FullQV (rửa ngoài) + kết hợp viên đặt Clogin elle để Ngăn ngừa nhiễm khuẩn, Giữ ẩm và tái tạo da, chống viêm và chống phù nề - Clogin giúp duy trì, cân bằng nội môi âm đạo bằng cách ngăn chặn sự nhiễm trùng.
Clogin elle - Tự tin gần gũi